Chiến tranh
tâm lý là cuộc chiến tranh đặc biệt nguy hiểm trong chiến lược DBHB của CNĐQ,
là cuộc chiến trên lĩnh vực chính trị tư tưởng và văn hoá đang được CNĐQ và các
thế lực thù địch sử dụng nhằm phá hoại các nước không đi theo quĩ đạo của
chúng. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đang ở thời kỳ với nhiều
thời cơ, vận hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Sự nghiệp ấy đòi hỏi phải kiên
định, vững vàng mục tiêu, định hướng XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận dạng một số thủ đoạn điển hình như: tuyên
truyền; lừa gạt; giả mạo; đe dọa; tung tin đồn nhảm; tung hỏa mù; đánh lộn sòng
đen trắng; tạo khuôn đúc tư duy hư ảo - kích thích mê tín, dị đoan... do đó cần
thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, xây dựng sự “miễn dịch
tâm lí”cho quân nhân, tạo sức đề kháng chống lại, vô hiệu hóa sự xâm nhập, tác động của chiến tranh tâm lý
của địch
Sử dụng mọi biện pháp ngăn cản, chặn đường,
bịt lối, loại bỏ sự gia nhập của các tư tưởng văn hoá, lối sống độc hại vào
quân nhân và tập thể quân nhân trong mọi hoàn cảnh. Trên cơ sở xây dựng một nền
tảng chính trị- tư tưởng vững chắc, các tập thể cơ sở và từng cá nhân tự xây
dựng, tự chuẩn bị cho mình khả năng chống lại các tư tưởng và văn hoá xấu độc,
tức là tăng cường chất kháng thể làm cho chiến tranh tâm lí không có tác dụng,
không đạt hiệu quả. Xây dựng tập thể quân nhân vững mạnh về mọi mặt (chính trị,
tư tưởng, tổ chức và tâm lý).
Hai là, coi trọng định hướng dư luận và ngăn cản các
tin đồn tiêu cực
Khả năng
miễn dịch tâm lí cho quần chúng hiện nay phụ thuộc không nhỏ vào việc ngăn ngừa
các dư luận xã hội tiêu cực và xây dựng các dư luận tích cực, trong đó việc xây
dựng các dư luận tích cực giữ vai trò quyết định. Mặt khác, các tin đồn thất
thiệt có tác động và ảnh hưởng xấu đến quân nhân và tập thể đơn vị…
Do đó, cần làm tốt công tác thông tin
tuyên truyền; kết hợp bồi dưỡng các thủ pháp tâm lí, làm cho hoạt động đó bắt
nhịp với các quy luật nhận thức của con người, gắn với cuộc sống hàng ngày của
đất nước và ngay chính đơn vị mình, đồng thời lại không được xa rời các nhu cầu
vật chất tinh thần chính đáng của quân nhân. Xây dựng, điều khiển, điều chỉnh
dư luận xã hội đi liền với vấn đề xây dựng đoàn kết tập thể, đoàn kết nội bộ và
phát huy tinh thần dân chủ sáng tạo của mỗi quân nhân. Trong đó, việc giải
quyết mối quan hệ cá nhân- tập thể- xã hội một cách hài hoà, theo nguyên tắc xã
hội chủ nghĩa, tôn trọng lịch sử, phù hợp với điều kiện của mỗi tập thể là một
trong những nhiệm vụ phức tạp và có ý nghĩa nhất. Đấu tranh đối phó với tin đồn
nảy sinh trong xã hội đòi hỏi chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
tâm lí xã hội như: hường xuyên đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời,
chính xác, có định hướng cho quần chúng nhân dân theo các quan điểm của Đảng,
yêu cầu của xã hội. Phát huy vai trò của cán bộ chủ trì, của đội ngũ nòng cốt
trong đơn vị (nhất là chính trị viên) với tư cách là những chủ thể chủ động
ngăn ngừa những tin đồn thất thiệt trong đơn vị. Xây dựng mạng lưới cộng tác
viên trong đơn vị để hướng dẫn dư luận tập thể tích cực ngăn ngừa tin đồn tiêu
cực phục vụ cho nhiệm vụ của đơn vị.
Ba là, xây dựng đơn vị có môi trường văn hoá
lành mạnh thực sự là nơi nuôi dưỡng và hoàn thiện những giá trị
văn hoá trong mỗi nhân cách quân nhân, tạo ra sức đề kháng ngăn chặn sự thâm
nhập của nọc độc văn hoá phương Tây cùng những tác động khác của chiến tranh
tâm lí của địch và ngược lại. Thường xuyên có những tác động tích cực tới mọi
thành viên bằng cách làm cho họ thấm nhuần những giá trị văn hoá truyền thống,
tiến bộ; tích cực đấu tranh chống lại những hiện tượng tiêu cực, những yếu tố
phản giá trị văn hoá đen trong môi trường văn hoá của cộng đồng. Tạo ra được
những rung động, những trạng thái cảm xúc khác nhau ở từng thành viên của đơn
vị, cộng đồng dân cư. Nâng cao được nhận thức về văn hoá nghệ thuật cho mọi
quân nhân, xây dựng lòng tự hào của mỗi người về nền văn hoá truyền thống của
dân tộc, làm cho họ biết cảm nhận, phê phán rõ ràng, biết hướng theo những thái
độ, hành vi có văn hoá, lên án, loại bỏ những thái độ, hành vi thiếu văn hoá
thâm nhập vào cuộc sống hoạt động chung.
Chính vì đó cần coi trọng giữ gìn và phát huy
những giá trị tiêu biểu của văn hoá dân tộc, xây dựng hệ
thống các chuẩn mực của truyền thống mới phải đi đôi với đấu tranh loại bỏ các
chuẩn mực lạc hậu, tiêu cực… Kiên quyết đấu tranh với xu hướng coi nhẹ truyền
thống; phủ nhận quá khứ để gieo rắc lối sống tư sản thực dụng vào quân nhân.
Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục truyền thống cách mạng trong tình hình
hiện nay...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét