Tại các diễn đàn của ASEAN diễn ra ngày 26/7 tại Lào, Việt Nam thể hiện quan điểm về phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế, nhấn mạnh cần coi trọng đối thoại và thương lượng, bước sang giai đoạn mới để ổn định tình hình, giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)…
Tuyên bố về thúc đẩy hợp
tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển
ARF thông qua một số tuyên bố các bộ trưởng
ARF, trong đó đáng chú ý nhất là Tuyên bố về thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan
thực thi pháp luật trên biển theo đề xuất của Việt Nam. ARF là diễn đàn đối
thoại về các vấn đề chính trị-an ninh thuộc quan tâm và lợi ích chung ở châu
Á-Thái Bình Dương, thúc đẩy xây dựng lòng tin, hợp tác vì hòa bình, ổn định ở
khu vực. Hội nghị lần này đã thông qua danh mục các hoạt động cho năm giữa kỳ
tiếp theo 2016-2017, trong đó Việt Nam sẽ đồng chủ trì Nhóm Hỗ trợ giữa kỳ ARF
về an ninh hàng hải cùng với Úc và Liên minh châu Âu trong nhiệm kỳ 2017-2020.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, trao đổi
về tình hình khu vực và quốc tế, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình
Minh khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo đảm an ninh biển là lợi
ích chung của các nước, khu vực và quốc tế. Những diễn biến phức tạp trên thực
địa thời gian qua và đang diễn ra ở biển Đông, nhất là việc cải tạo, xây dựng
quy mô lớn và quân sự hóa, tiếp tục gây quan ngại sâu sắc, thay đổi nguyên
trạng ở biển Đông, làm xói mòn lòng tin ở khu vực.
Nhiều nước nêu quan
điểm về Tòa Trọng tài
Đối với diễn biến vừa qua liên quan tiến
trình ngoại giao và pháp lý, Việt Nam đã thể hiện quan điểm về Tòa Trọng tài
được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS. Đoàn Việt Nam nhấn mạnh cần coi
trọng đối thoại và thương lượng, bước sang giai đoạn mới để ổn định tình hình,
giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS và
tinh thần xây dựng.
Vì vậy, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan
kiềm chế, không có các hoạt động làm tăng căng thẳng; thúc đẩy thương lượng
cũng như công việc giữa ASEAN và Trung Quốc về thực hiện hiệu quả Tuyên bố về
ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), sớm tiến tới Quy tắc ứng xử ở biển Đông
(COC). Phó Thủ tướng đề nghị thúc đẩy ARF thực sự chuyển sang giai đoạn ngoại
giao phòng ngừa, trong khi tiếp tục các biện pháp xây dựng lòng tin thông qua
các hoạt động thực tiễn, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh.
Về định hướng tương lai, các bộ trưởng tái
khẳng định cam kết tiếp tục thúc đẩy biện pháp xây dựng lòng tin, đồng thời
phát triển biện pháp ngoại giao phòng ngừa phù hợp các nhu cầu của khu vực;
nhấn mạnh tầm quan trọng của Tuyên bố Hà Nội thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn ARF để
định hướng ARF là diễn đàn thiết thực và có tính hành động, tăng cường phối hợp
đồng bộ và tính bổ trợ giữa ARF với các cơ chế khác do ASEAN dẫn dắt.
Tại các hội nghị, các nước dành nhiều thời
gian trao đổi về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như tình hình
Bán đảo Triều Tiên, Trung Đông, khủng bố, bạo lực cực đoan, an ninh hàng hải,
di cư, bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng sâu rộng đối với hòa bình, an ninh, phát
triển ở khu vực và nhất trí tăng cường hợp tác xử lý các thách thức này.
Nhiều nước chia sẻ quan ngại về những diễn
biến gần đây và đang diễn ra trên biển Đông, trong đó có việc xây đảo nhân tạo
và quân sự hóa. Các nước nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và
tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của
các nước, đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS, thực hiện kiềm chế,
không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực, thực hiện DOC và sớm đạt COC. Một số nước nêu quan điểm về vụ
kiện trước Tòa Trọng tài.
Tăng cường kết nối hạ tầng
Tại các hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình
Minh đánh giá cao những tiến triển hợp tác trong các khuôn khổ ASEAN+3, EAS và
ARF. Về định hướng thúc đẩy hợp tác trong tương lai, Phó Thủ tướng đề nghị ASEAN+3
cần tập trung hoàn thành các biện pháp còn lại trong Kế hoạch Công tác
2013-2017, dành ưu tiên cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư, kết nối
hạ tầng, hợp tác ứng phó tác động của biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc
gia, an ninh hàng hải, quản lý thiên tai và an ninh mạng.
Các nước ASEAN đánh giá cao ủng hộ và hỗ
trợ của ASEAN+3 dành cho việc triển khai Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN, hoan
nghênh Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á cũng như đề xuất Đối tác Mở rộng
về cơ sở hạ tầng chất lượng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tài chính cho các dự án
cơ sở hạ tầng khu vực. Các nước cơ bản nhất trí việc thông qua Tuyên bố Cấp cao
ASEAN+3 về phát triển bền vững.
EAS cũng nhất trí thúc đẩy Kết nối ASEAN và
đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng ở khu vực thông qua sáng kiến của Nhật Bản về
Quan hệ đối tác mở rộng về cơ sở hạ tầng chất lượng, khoản vay tín dụng của Ấn
Độ dành cho các dự án kết nối hạ tầng cứng và kết nối số của ASEAN, Ngân hàng
Đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á và Chương trình Hợp tác phát triển ASEAN-Úc giai
đoạn II.
Tại EAS (gồm 10 nước ASEAN, Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Úc và New Zealand), Phó Thủ tướng Phạm Bình
Minh đề nghị các nước ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, bảo đảm tiến trình
EAS phù hợp với lợi ích và quan tâm của tất cả các nước, ủng hộ kiểm điểm định
kỳ các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của EAS và đưa an ninh hàng hải thành một lĩnh
vực ưu tiên của EAS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét