Kiên định độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng một nước
Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh” [1] là mục tiêu chiến lược của cách mạng
Việt Nam. Mục tiêu đó là tiêu điểm trong chiến lược chống phá của các thế lực
thù địch trong và ngoài nước. Trong những năm qua, các thế lực thù địch đã tìm
mọi cách đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, chống phá
cách mạng Việt Nam một cách toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế,
văn hoá, quân sự, quốc phòng, an ninh... đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng, lý
luận.
Đảng ta khẳng
định: “diễn biến hòa bình” là một thách thức đối với cách mạng Việt Nam. Hiện
nay, “các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”,
gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm
thay đổi chế độ chính trị ở nước ta”[ 1]. Chiến lược "diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch chống phá nước ta trong thời gian qua đã diễn ra rất
quyết liệt và phức tạp, tác động nghiêm trọng trên một số lĩnh vực nhất định của
đời sống xã hội. Sự chống phá của kẻ thù đã tác động đến mọi đối tượng trong xã
hội, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trong đó có cả cán bộ, chiến sĩ của quân đội
ta. Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới thì
vai trò của việc bồi dưỡng năng lực
phòng,
chống
"diễn biến hoà
bình" cho đội ngũ Sĩ quan trẻ ở các đơn vị cơ sở hiện nay là rất quan trọng,
đó là một yêu cầu cấp thiết, là nhiệm vụ thường xuyên của từng đơn vị, cần quán
triệt và thực hiện nghiêm túc để góp phần đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống
phá của kẻ thù.
Năng lực là khái niệm
được đề cập rất nhiều trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên xuất
phát từ góc độ tiếp cận khác nhau nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau về khái
niệm này. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là khả năng điều kiện chủ quan hoặc
tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, phẩm chất sinh lý và tâm lý
tạo cho con người có khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng
cao”.[2]. Trong Tâm lý học, khái niệm năng lực
được phát biểu như sau: “Năng lực là tổng hợp những phẩm chất tâm, sinh lý của
cá nhân đáp ứng yêu cầu của hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó nhanh
chóng thành thạo và đạt hiệu quả cao” [3]. Năng lực được tạo nên bởi sự tổng hợp
những phẩm chất tâm lý – sinh lý của cá nhân, đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực
hoạt động nhất định nào đó. Bồi dưỡng năng lực phòng chống “diễn biến
hòa bình” cho đội ngũ Sĩ quan trẻ trên không gian mạng là nhằm làm cho năng lực của mỗi cán bộ từng bước được nâng lên. Đó là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của cấp ủy, tổ chức đảng; cán bộ quản
lý các cấp, mà trước hết và trực tiếp là đảng ủy, chỉ huy các tiểu đoàn, các chi ủy, chi bộ, cán bộ đại đội, tổ chức
đoàn và đội ngũ cán bộ đoàn các cấp để giúp cán bộ củng
cố, mở rộng tri thức về “diễn biến hòa bình” làm cơ sở phát triển kỹ năng, kỹ xảo
phòng, chống “diễn biến hòa
bình. Từ đó hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản,
nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng,
nhận thức sâu sắc âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, xác định rõ mục tiêu phấn đấu đáp ứng
mục tiêu yêu cầu trong quân đội và hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức
trách được giao.
Hoạt động bồi dưỡng năng lực phòng chống “diễn biến hòa bình” trên không
gian mạng là trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng
trong đó chủ yếu là trách nhiệm của cấp ủy,
tổ chức đảng, chỉ huy các cấp, đội ngũ cán bộ, trong các đơn
vị. Chính vì thế, việc bồi dưỡng năng lực phòng, chống “diễn
biến hòa bình” cho đội ngũ Sĩ quan trẻ trên không gian mạng ở các đơn vị cơ sở hiện nay rất quan trọng cần thực hiện một
số biện pháp sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy đảng, người chỉ
huy đối với việc khai thác và sử dụng hệ thống thông tin trên không gian mạng của
đội ngũ Sĩ quan.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản
lý của cấp ủy đảng, người chỉ huy đối với việc khai thác và sử dụng hệ thống
thông tin trên không gian mạng của đội
ngũ Sĩ quan có vai trò hết sức quan trọng đối với việc nhận diện và nâng cao hiệu
quả việc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng hiện
nay. Theo đó, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị cần tổ chức quán triệt chặt chẽ các
văn bản, Chỉ thị, hướng dẫn của cơ quan các cấp về phòng, chống diễn biến hòa
bình trên không gian mạng đến mỗi cán bộ, chiến sĩ. Trên cơ sở đó, xây dựng quy chế khai thác, sử dụng thông tin trên
internet, nhất là sử dụng mạng xã hội facebook và zalo...; Lãnh đạo, chỉ huy các
đơn vị phải kiểm soát được về nội dung các mạng xã hội mà mỗi cán bộ sĩ quan trẻ ở
đơn vị cơ sở trong các đơn vị sử dụng, cách theo
dõi hiệu quả nhất là lãnh đạo, chỉ huy cũng phải sử dụng thành thạo mạng xã hội
đó và kết nối với các đại đội ,tiểu đoàn để quản
lý. Đồng thời với việc quản lý trực tiếp trên mạng xã hội, cần phải quán triệt,
định hướng chính trị, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ sĩ quan trẻ, khi khai thác, tiếp cận thông tin trên không gian mạng, nhất là các cổng
thông tin điện tử, các trang mạng xã hội “nhạy cảm” có nội dung xấu, độc. Định
hướng, chỉ rõ những vấn đề cần đấu tranh, cần phê phán đối với các luận điểm
xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Hai
là, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân trong các đơn
vị về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên không gian mạng.
Giải pháp, có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp giúp mọi cá nhân, tổ
chức trong Nhà trường, hiểu rõ bản chất,
âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch để chủ động phòng tránh và
tích cực, chủ động tìm ra cách thức, biện pháp đấu tranh làm vô hiệu hóa mọi âm
mưu, thủ đoạn trên không gian mạng.
Thực hiện giải pháp
trên các đơn vị đã quán triệt sâu rộng đến mọi tổ chức cá nhân, các chỉ thị, hướng
dẫn của Ban Bí thư, Tổng cục Chính trị, Cục Tuyên huấn và các văn bản có liên
quan đến tăng cường đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và đấu tranh phản bác những
quan điểm sai trái, phản động và những thông tin xấu độc trên mạng Internet như:
Chỉ thị số 34/CT- TW của Ban Bí thư Trung ương; kế hoạch số 457/KH - CT và hướng
dẫn số 902/HD-CT của Tổng cục Chính trị; Chỉ thị số 47/CT-CT của Chủ nhiệm Tổng
cục chính trị và Hướng dẫn số 1047/HD-TTCĐ của Cục Tuyên huấn; Nghị định của
Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng; Quy chế
quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trong Quân đội… Đồng thời, thường
xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, thông tin thời sự, cử cán bộ tham
gia các lớp tập huấn của cấp trên về các nội dung có liên quan đến nhận thức về
tình hình, các âm mưu, thủ đoạn chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh của các thế lực thù địch trên không gian mạng. Trên cơ sở đó, trên kịp
thời cung cấp thông tin, định hướng dư luận nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng
niềm tin, bản lĩnh và quyết tâm đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
thâm độc, xảo quyệt mà các thế lực thù địch như: trực tiếp bác bỏ các nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; sử dụng công nghệ để làm giả các văn bản, tài
liệu, nội dung các tác phẩm của các nhà kinh điển; trích dẫn một phần các câu
nói, bài viết rồi thêm thắt, bình luận xuyên tạc: hoặc lợi dụng các chiêu bài
“dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, các nguy cơ, thách thức đang đặt
ra đối với cách mạng nước ta để tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo, rồi quy kết cho những tồn tại, hạn chế đó bắt nguồn từ sự
lạc hậu chủ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… Đồng thời, các Đảng ủy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp, cụ thể hóa các chỉ thị,
hướng dân của trên thành nghị quyết và các chương trình hành động để chỉ đạo trực
tiếp các cơ quan, đơn vị nâng cao năng lực phòng chống diễn biến hòa bình trên
không gian mạng.
Ba
là, tổ chức các lớp tập huấn về cách tiếp cận và kỹ năng khai thác có hiệu quả
các mạng xã hội trên không gian mạng.
Theo số liệu của Bộ
Công an, “các thế lực thù địch đã huy động 1.600 trang Web, Blog và các trang mạng
xã hội để đăng tải hàng chục nghìn, tin, bài, tài liệu có nội dung chống chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng, Nhà nước ta. Mục tiêu của
chúng là tạo ra những “cây cầu dẫn vào trận địa tư tưởng” đề phá rã niềm tin,
gây bất ổn tư tưởng, tạo “khoảng trống” lý luận, từng bước truyền bá tư tưởng
phương Tây” vào nước ta. Cùng với đó, các thế lực thù địch còn sử dụng rất nhiều
những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để phát tán các thông tin xuyên tạc chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào các tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.
Vì vậy, để nâng cao năng lực đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh trên không gian mạng. Trong những năm qua, các Nhà trường trong quân đội
đã tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân về cách tiếp cận,
khai thác thông tin trên không gian mạng. Trong đó tập trung hướng dẫn những kỹ
năng cơ bản về xây dựng các Blog, Gmail cá nhân; cách thức nhận biết những
trang Blog, Gmail giả mạo, lấy tên các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các trang Web thường tập trung đăng tải các nội dung
chống phá; cách chia sẻ, kết nối thông tin;
cách phối hợp cùng nhau trong quá trình đấu tranh chống lại các âm mưu, thủ đoạn
chống phá của địch giữa những người cùng chung “chiến hào”… Nhờ làm tốt các nội
dung hướng dẫn trên, nên chỉ trong một một gian ngắn các lực lượng đấu tranh chống
“diễn biến hòa bình” trên không gian mạng của các đơn vị đã đạt được những
thành công rất đáng khích lệ.
Để bồi dưỡng năng lực phòng chống “diễn biến hòa bình”
trên không gian mạng cho các học viên đào tạo Sĩ quan ở các Nhà trường quân đội hiện nay đã trở thành
nhu cầu thiết yếu của đời sống học tập công tác của học viên, mang lại cho các học
viên được nhiều tiện ích trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt các thế lực thù địch
đang triệt để lợi dụng để thường xuyên chống phá cách mạng nước ta. Bởi vậy, cần
có những hiểu biết về vai trò của mạng xã hội và có những biện pháp để phòng chống
diễn biến hòa bình trên không gian mạng là rất cần thiết, hiện nay.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
[1].
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính
trị quốc gia, H.2006, tr75.
[2]. Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn
hóa thông tin, H.1999, tr.639.
[3]. Giáo trình Tâm lý học quân sự,
Nxb QĐND, H.2011, tr.132.
[4]. Giáo trình Công tác Đảng, công tác
chính trị - tập 4, Nxb QĐND, H.2008, tr.11.
[5].
Đấu tranh phòng, chống “ Phi chính trị hòa quân đội” tronh tình hình mới (2015)
Nxb. CTQG.